5 thay đổi về chính sách lương hưu, BHXH năm 2024

Theo Bảo hiểm Xã hội TP.HCM, năm 2024 sẽ có nhiều thay đổi về chính sách về lương hưu, BHXH, BHYT theo hướng gia tăng quyền lợi của người thụ hưởng.

Bài viết dưới đây sẽ giúp người lao động hiểu rõ hơn về 5 thay đổi về lương hưu, BHXH 2024.

5 thay đổi lương hưu

1.TĂNG TUỔI NGHỈ HƯU,THAY ĐỔI ĐIỀU KIỆN HƯỞNG LƯƠNG HƯU

Tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 thì tuổi nghỉ hưu của người lao động là 61 tuổi với lao động nam và với lao động nữ là 56 tuổi 4 tháng. Tuổi nghỉ hưu tăng lên so với năm 2023 nên dẫn đến điều kiện hưởng lương hưu năm 2024 cũng thay đổi.(Căn cứ tại Điều 54 Luật BHXH 2014).

2.TĂNG LƯƠNG HƯU,TRỢ CẤP BHXH

Căn cứ vào Nghị quyết số 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước 2024 thì từ ngày 01/07/2024 thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương. Các điều chỉnh bao gồm: lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.

3.THAY ĐỔI CÁCH TÍNH LƯƠNG HƯU TỐI THIỂU

Khoản 5 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức hưởng lương hưu thấp nhất khi tham gia BHXH bắt buộc là bằng mức lương cơ sở.

Hiện nay, mức lương cơ sở đang là 1,8 triệu đồng do đó, mức lương hưu thấp nhất là 1,8 triệu đồng/tháng.

Từ 01/07/2024, bãi bỏ mức lương cơ sở, thay thế theo chế độ tiền lương mới theo Nghị quyết 27.

4.ĐIỀU CHỈNH TRỢ CẤP BẢO HIỂM XÃ HỘI,TRỢ CẤP HẰNG THÁNG

Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014, các khoản trợ cấp BHXH được tính dựa trên mức lương cơ sở.

Khi thực hiện cải cách tiền lương dẫn đến không còn hệ số lương và mức lương cơ sở. Theo đó, các khoản trợ cấp BHXH nêu trên cũng sẽ thay đổi.

Từ ngày 01/07/2024, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng sau khi điều chỉnh theo quy định, có mức hưởng thấp hơn 3.500.000 đồng/tháng thì được điều chỉnh tăng thêm như sau:

Tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng dưới 3.200.000 đồng/người/tháng; tăng lên bằng 3.500.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng từ 3.200.000 đồng/người/tháng đến dưới 3.500.000 đồng/người/tháng.

5.THAY ĐỔI MỨC ĐÓNG BẢO HIỂM Y TẾ

Điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình theo tháng như sau:

Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;

Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;

Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Đối với học sinh, sinh viên mức đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở (ngân sách nhà nước hỗ trợ 30%, học sinh sinh viên tự đóng 70%).

Từ ngày 01/07/2024 thực hiện cải cách tiền lương, sẽ bỏ mức lương cơ sở. Từ thời điểm này sẽ có hướng dẫn mới về mức đóng cũng như mức hưởng bảo hiểm y tế hộ gia đình, học sinh – sinh viên.

5/5 - (1 bình chọn)