Nắm vững nội dung báo cáo thuế, xác định đúng đối tượng kê khai và nhận biết các lỗi phổ biến cùng mức phạt sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những khoản phạt không cần thiết. Hãy tham khảo bài viết này để biết thêm chi tiết.
BÁO CÁO THUẾ LÀ GÌ?
Báo cáo thuế là quá trình kê khai và các loại thuế doanh nghiệp phải đóng theo quy định của pháp luật.
Các loại thuế phổ biến bao gồm:
- Thuế Giá trị gia tăng (GTGT);
- Thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN);
- Thuế Thu nhập cá nhân (TNCN);
- Các loại thuế khác tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh doanh nghiệp.
Báo cáo thuế đóng vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý thuế, phản ánh tình hình hoạt động tài chính. Vì vậy, doanh nghiệp cần nắm vững các quy định liên quan như: các loại tờ khai thuế, thời hạn nộp tờ khai và thời hạn nộp thuế. Đảm bảo tuân thủ pháp luật, tránh các vi phạm và hình phạt không đáng có trong quá trình kinh doanh.
Tham khảo dịch vụ Báo cáo thuế trọn gói.
CÁCH XÁC ĐỊNH DOANH THU VÀ ĐỐI TƯỢNG KÊ KHAI THUẾ GTGT THEO THÁNG/QUÝ
1. Xác định doanh thu để kê khai thuế GTGT:
- Doanh thu chịu thuế GTGT: là tổng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ trước thuế, áp dụng cho hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế GTGT.
- Doanh thu không chịu thuế GTGT: là doanh thu từ hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc diện miễn thuế GTGT theo quy định pháp luật.
2. Đối tượng kê khai thuế GTGT theo tháng:
- Doanh nghiệp có doanh thu năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở lên sẽ thuộc diện kê khai thuế GTGT theo tháng.
- Các doanh nghiệp mới thành lập chưa đủ 12 tháng cũng thuộc đối tượng kê khai theo tháng.
3. Đối tượng kê khai thuế GTGT theo quý:
- Doanh nghiệp có doanh thu năm trước liền kề dưới 50 tỷ đồng được phép lựa chọn kê khai thuế GTGT theo quý.
- Các doanh nghiệp đã đủ điều kiện kê khai thuế theo tháng, nhưng chọn phương pháp kê khai theo quý.
Truy cập các mẫu kê khai thuế tại đây.
NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO THUẾ BAO GỒM NHỮNG GÌ?
Tờ khai thuế giá trị gia tăng (GTGT): Tổng hợp các số liệu về doanh thu bán hàng, dịch vụ chịu thuế. Và số thuế GTGT phải nộp hoặc được khấu trừ trong kỳ báo cáo (tháng hoặc quý).
(Theo tháng: Chậm nhất ngày 20 của tháng sau;
Theo quý: Chậm nhất ngày 30 của tháng đầu tiền quý sau).
Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Kê khai thuế tạm tính dựa trên doanh thu và chi phí trong kỳ. Đối với thuế TNDN, doanh nghiệp thường kê khai theo quý và quyết toán vào cuối năm.
(Chậm nhất ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch).
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (TNCN): Kê khai thuế TNCN của nhân viên gồm tiền lương/công và các khoản thu nhập khác. Doanh nghiệp phải nộp thuế TNCN theo tháng hoặc quý.
(Chậm nhất ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch).
Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn: Thống kê số lượng hóa đơn đã sử dụng trong kỳ và các loại hóa đơn khác theo quy định của cơ quan thuế.
(Tháng: Chậm nhất ngày 20 của tháng sau;
Quý: Chậm nhất ngày 30 tháng đầu tiên của quý sau).
Tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có): Dành cho các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt như rượu, bia, thuốc lá, xăng dầu.
(Chậm nhất ngày 20 của tháng sau;
Hạn nộp trong vòng 10 ngày kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế).
Báo cáo tài chính: Tổng hợp số liệu về tình hình tài chính của doanh nghiệp, gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Thường nộp vào cuối năm tài chính.
(Theo năm: chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính;
Theo quý: chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý).
Các tờ khai thuế khác (nếu có): Một số doanh nghiệp có thể cần kê khai thêm các loại thuế khác như thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường, thuế nhà thầu, tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh.
NHỮNG LỖI PHỔ BIẾN VÀ MỨC PHẠT LIÊN QUAN ĐẾN BÁO CÁO THUẾ.
1. Quá thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về việc xử phạt như sau:
Mức phạt:
Quá thời hạn từ 01 – 05 ngày: Phạt cảnh cáo và có tình tiết giảm nhẹ;
Quá thời hạn từ 01 – 30 ngày: Phạt từ 2.000.000 đến 5.000.000 đồng;
Quá thời hạn từ 31 – 60 ngày: Phạt từ 5.000.000 đến 8.000.000 đồng;
Quá thời hạn từ 61 – 90 ngày: Phạt từ 8.000.000 đến 15.000.000 đồng;
Quá thời hạn từ 90 ngày: Phạt từ 15.000.000 đến 25.000.000 đồng.
2. Khai sai số liệu dẫn đến nộp thiếu thuế
Căn cứ Điều 16 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt như sau:
Mức phạt:
Phạt 20% số tiền thuế khai thiếu (phạt 1 lần khi tự phát hiện và sửa lỗi);
Nếu cơ quan thuế phát hiện, có thể phạt từ 1 – 3 lần số thuế khai thiếu tuỳ mức độ và tính chất vi phạm.
3. Chậm nộp số tiền thuế phải nộp theo quy định
Căn cứ khoản 2 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019 quy định xử phạt như sau:
Mức phạt:
Phạt 0.03%/ngày trên số tiền thuế chậm nộp tính từ ngày quá hạn cho đến ngày thanh toán đủ số tiền thuế.
4. Lập hóa đơn sai thời điểm
Căn cứ theo Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt như sau:
Mức phạt:
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế.
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
5. Khai sai các chỉ tiêu dẫn đến sai lệch thông tin báo cáo thuế.
Căn cứ tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt như sau:
Mức phạt:
Phạt tiền từ 500.000 đồng 2.500.000 đồng đối với hành vi khai sai, khai không đầy đủ các chỉ tiêu trên tờ khai thuế.
6. Không nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
Căn cứ tại Điều 29 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt như sau:
Mức phạt:
Phạt từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng nếu nộp chậm báo cáo từ 10 ngày trở lên.
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng với hành vi nộp quá thời hạn quy định từ 11 ngày đến 20 ngày.
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng với hành vi nộp quá thời hạn quy định từ 21 ngày đến 90 ngày.
CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ BÁO CÁO THUẾ
Báo cáo thuế là gì?
Báo cáo thuế hay kê khai thuế là một trong những nghiệp vụ kế toán thuế quan trọng mà doanh nghiệp phải thực hiện. Cụ thể, doanh nghiệp sẽ phải kê khai toàn bộ hóa đơn GTGT đầu vào và đầu ra phát sinh trong cùng kỳ. Sau đó, xác định phương pháp, đối tượng kê khai và thực hiện nộp thuế theo đúng thời gian quy định.
Xác định kê khai thuế GTGT theo tháng hay theo quý?
Dựa vào tổng doanh thu và thời gian thành lập của doanh nghiệp.
Cụ thể:
Kê khai theo quý nếu tổng doanh thu < 50 tỷ đồng và thành lập dưới 12 tháng;
Kê khai theo tháng nếu tổng doanh thu > 50 tỷ đồng và các doanh nghiệp kê khai theo quý có thể chuyển thành kê khai theo tháng.
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân là gì?
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (TNCN): Kê khai thuế thu nhập cá nhân của nhân viên công ty, bao gồm tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập khác. Doanh nghiệp phải nộp thuế TNCN theo tháng hoặc quý.
LIÊN HỆ NGAY CHO CHÚNG TÔI QUA
Bài viết mới nhất
Một số lỗi thường gặp nên tránh trước và sau khi thành lập công ty
Thời hạn nộp tờ khai thuế, báo cáo thuế theo quý & theo tháng
Thuế môn bài là gì? Bậc thuế và hạn nộp Thuế Môn Bài 2024
Thuế là gì? Thuế doanh nghiệp phải nộp sau thành lập công ty
Dịch vụ đăng ký xin giấy phép phòng cháy chữa cháy
Quy định về đặt địa chỉ trụ sở chính của công ty, doanh nghiệp
Hồ sơ và thủ tục đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh
6 điều kiện thiết yếu để thành lập công ty, doanh nghiệp
Thủ tục đăng ký mở tài khoản ngân hàng cho công ty – Miễn phí
Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty cổ phần
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần của công ty cổ phẩn – Mới nhất
Thủ tục, điều kiện thành lập doanh nghiệp xã hội